Thanh lý hợp đồng trong công ty xây dựng là gì?
– Thanh lý hợp đồng được lập khi nào?
– Ý nghĩ của thanh lý hợp đồng?
***Căn cứ:
– Điều 424. Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 về việc: Chấm dứt hợp đồng dân sự
– Điều 422. Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 có hiệu lực ngày 01/01/2017, và thay thế Bộ Luật dân sự 2005
***Nội dung pháp lý:
Điều 422. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.
***Căn cứ:
– Nghị định số 48/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
****Nội dung pháp lý:
Điều 22. Thanh lý hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp:
a) Các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký;
b) Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt (hủy bỏ) theo quy định của pháp luật.
2. Việc thanh lý hợp đồng phải được hoàn tất trong thời hạn bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt (hủy bỏ) theo điểm b khoản 1 Điều này; đối với những hợp đồng có quy mô lớn thì việc thanh lý hợp đồng được thực hiện trong thời hạn không quá chín mươi (90) ngày.
= > Theo đó:
– Biên Bản Thanh Lý Hợp Đồng được sử dụng để thực hiện thanh lý (chấm dứt) Hợp đồng, thông thường thì khi các bên đã thực hiện hết các nội dung đã thoả thuận của Hợp đồng.
– Khi lập Biên bản thanh lý Hợp đồng này, các bên muốn xác nhận lại một lần nữa là Hợp đồng đã thực hiện xong và được chấm dứt, nhưng trong một số trường hợp vì nhiều lý do khác nhau thì khi Hợp đồng chưa thực hiện xong mà các bên vẫn có thể thanh lý (hay còn gọi là Thanh lý Hợp đồng trước thời hạn: do một trong các bên vi phạm 1 trong những điều khoản của hợp đồng).
– Biên bản thanh lý Hợp đồng cũng là căn cứ để tránh việc khiếu kiện hay phát sinh những yêu cầu khác không mong muốn sau khi thực hiện xong.
– Trong một số trường hợp Thanh lý Hợp đồng trước thời hạn mà có khả năng xảy ra tranh chấp mà một bên cần ký kết với một chủ thể khác để thực hiện công việc trong hợp đồng này thì các bên nên cố gắng ký kết Biên bản thanh lý Hợp đồng này trước khi ký kết Hợp đồng mới với chủ thể khác cũng thực hiện cùng một công việc trong Hợp đồng đang được thanh lý.
– Trường hợp gặp khó khăn trong quá trình thương lượng thanh lý Hợp đồng thì các bên có thể thoả thuận việc thanh lý trước còn những vấn đề chưa thoả thuận được thì ghi nhận để thoả thuận sau hoặc yêu cầu thẩm định hoặc bên thứ ba giải quyết (nếu một trong các bên thiện chí).
= > Trong xây dựng:
Khi ký kết hợp đồng xây dựng công trình và hai bên đã thực hiện mọi điều khoản ghi trong hợp đồng, sau khi hoàn thành công trình, thực hiện mọi quyền lợi và nghĩa vụ trong hợp đồng, hai bên sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng để thống nhất hợp đồng đã thực hiện. Vậy thanh lý hợp đồng là gì?
Thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất một công việc nào đó được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng, và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên.
Thanh lý hợp đồng kinh tế là thuật ngữ pháp lý được đề cập trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 trước đây. Kể từ khi Bộ luật Dân sự 2005 ra đời thì thuật ngữ “thanh lý hợp đồng kinh tế” không còn được đề cập hay quy định đến nữa. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vẫn hay thường xuyên sử dụng cụm từ “thanh lý hợp đồng” trong các giao dịch dân sự và thực hiện hợp đồng của mình nhằm chấm dứt và giải phóng các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng được giao kết.
Theo pháp lệnh 1989, thanh lý hợp đồng được thực hiện trong các trường hợp sau:
– Khi hợp đồng kinh tế được thực hiện xong;
– Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thỏa thuận kéo dài thời hạn đó;
– Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ;
– Khi hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện khi một bên ký kết hợp đồng kinh tế là pháp nhân phải giải thể hoặc;
– Khi người nhận chuyển giao thực hiện hợp đồng kinh tế không có đủ điều kiện để thực hiện hợp đồng kinh tế.
++Thông qua thanh lý hợp đồng kinh tế, các bên sẽ xác nhận mức độ thực hiện nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng của các bên, từ đó xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng. Đồng thời, các bên cũng sẽ xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế hết hiệu lực. Kể từ thời gian các bên đã ký vào biên bản thanh lý, quan hệ hợp đồng kinh tế đó coi như đã được chấm dứt. Riêng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác nhận trong biên bản thanh lý vẫn có hiệu lực pháp luật cho đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình.
++Về bản chất, mục đích của việc thanh lý hợp đồng là giúp cho các bên xác định lại rằng các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đến đâu, trách nhiệm nào còn tồn đọng, hậu quả của việc đó là gì. Khi xác định xong, những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên đã thực hiện và có thỏa thuận với nhau xem như chấm dứt, chỉ riêng đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn còn hiệu lực. Như vậy, mục đích sâu xa của việc thanh lý hợp đồng chính là giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện đối với bên kia, tránh các tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện.
++Thanh lý hợp đồng thường được đi kèm và gắn liền với hợp đồng kinh tế.
= > Việc ký kết thanh lý hợp đồng là việc làm cần thiết giúp cho các bên nắm rõ được tiến độ thực hiện công việc và quan trọng là tránh được các tranh chấp, khiếu kiện về sau đối với các vấn đề mà các bên đã thanh lý.
= > Thanh lý hợp đồng có trước hay sau khi xuất hóa đơn
+++ Thứ nhất, Biên bản thanh lý hợp đồng là một loại văn bản, được lập tại thời điểm hết hiệu lực hay hoàn thành hợp đồng. Trong đó, hai bên cùng xác định các bên đã hoàn thành hay chưa hoàn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo những gì đã thỏa thuận trên hợp đồng và hai bên cùng thống nhất kết thúc hợp đồng mà không khiếu kiện gì nhau. Thanh lý hợp đồng, đồng nghĩa với việc mọi thủ tục thanh toán, giao hàng đã hoàn tất. Như vậy, lập biên bản thanh lý hợp đồng là bước cuối cùng trong việc thực hiện hợp đồng mua bán tài sản.
+++ Thứ hai, Căn cứ Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC về Lập hóa đơn, trong đó tại khoản 2 của điều 16 có quy định:
Điều 16. Lập hoá đơn
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hoá đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hoá đơn cho khối lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ được giao tương ứng.
= > Nghiệm thu là phải
– Nghiệm thu là phải xuất hóa đơn không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền không phụ thuộc vào quyết toán công trình hay chưa quyết toán
– Thời điểm nghiệm thu là thời điểm xác định xuất hóa đơn GTGT, kể cả nghiệm thu các giai đoạn
– Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm nghiệm thu hoàn thành không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền
= > Như vậy căn cứ biên bản nghiệm thu hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng & Quyết toán giá trị công trình là thời điềm có thể lập biên bản Thanh lý hợp đồng.
*Chuyên: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp, kế toán thuế trọn gói, báo cáo tài chính năm, soát xét sổ sách trước quyết toán thuế, quyết toán với Cơ Quan Thuế tại trụ sở Doanh Nghiệp, đào tạo thực hành kế toán trên chứng từ thực tế, dịch vụ BHXH, dịch vụ giải thể doanh nghiệp…
– Liên hệ: Mr.Chu Đình Xinh : 0906 69 0003 – 0919 90 55 29
– Email: [email protected] hoặc [email protected]
– Skype : xinh.chu1
– Facebook: https://www.facebook.com/chudinhxinh86
–Website: http://ketoantiendat.com hoặc https://sites.google.com/site/ketoanchudinhxinh/home hoặc https://chudinhxinh.com